Vùng biển trung bộ có hai khu dự trữ sinh quyển là?

Rate this post

Cùng Cakhia TV tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi Vùng biển trung bộ có hai khu dự trữ sinh quyển là? trong bài viết dưới đây nhé.

Vùng biển trung bộ có hai khu dự trữ sinh quyển là?

Vùng biển trung bộ có hai khu dự trữ sinh quyển là Cù Lao Chàm và vùng biển của Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa.

Tám dặm hải lý ngoài khơi bờ biển Hội An, một cụm tám hòn đảo được gọi là Cù Lao Chàm. Đảo chính Hòn Lao, lớn nhất và là đảo duy nhất có người sinh sống, cách đó chưa đầy hai giờ đi thuyền công cộng – hoặc băng qua bằng thuyền cao tốc.

Cù Lao Chàm có các bãi biển, bạn tha hồ lặn với ống thở, hải sản và một đường lái xe rất đẹp. Nếu bạn ấn tượng với Bãi biển An Bàng của Hội An, hãy đợi đến khi bạn được chiêm ngưỡng cát trắng và làn nước xanh ngọc lấp lánh của Cù Lao Chàm.

Cù Lao Chàm có khí hậu tốt, mát mẻ quanh năm, động thực vật cũng như sinh vật biển ở đây rất phong phú. Trên đảo có những tổ yến quý còn dưới nước thì san hô kỳ diệu.

Xung quanh đảo còn có các danh lam thắng cảnh như Suối Tình (suối Tình), Suối Ông (suối Ngài), Hòn Chồng (Đá chồng chất), Hang Ba (Động nàng). Đảo cũng được bao quanh bởi những bãi biển rất đẹp với cát trắng sạch và nước trong suốt, mát lạnh.

11 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam

Khu dự trữ sinh quyển là danh hiệu do UNESCO trao tặng cho “các hệ sinh thái ven biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp hài hòa giữa bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”.

Mục tiêu của các khu dự trữ sinh quyển là đảm bảo sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên thông qua việc thực hiện ba chức năng chính là bảo tồn, phát triển và hỗ trợ.

Khu dự trữ sinh quyển là những nơi cung cấp các giải pháp địa phương cho các thách thức toàn cầu. Khu dự trữ sinh quyển bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, biển và ven biển. Mỗi địa điểm đều thúc đẩy các giải pháp dung hòa giữa việc bảo tồn đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững.

Các khu dự trữ sinh quyển được đề cử bởi các chính phủ quốc gia và vẫn thuộc quyền tài phán chủ quyền của các quốc gia nơi chúng tọa lạc.

Các Khu Dự trữ Sinh quyển được Tổng Giám đốc UNESCO chỉ định thuộc Chương trình MAB liên chính phủ theo quyết định của Hội đồng Điều phối Quốc tế MAB (MAB ICC). Địa vị của Khu dự trữ sinh quyển được quốc tế công nhận.

Dưới đây là danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam:

  1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000
  2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, 2011
  3. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, 2004
  4. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, 2004
  5. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006
  6. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007
  7. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009
  8. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009
  9. Khu dự trữ sinh quyển Langbian, 2015
  10. Khu dự trữ sinh quyền Núi Chúa, 2021
  11. Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Ha Nung, 2021

Tại Kỳ họp lần thứ 33 Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB/ICC) diễn ra từ ngày 13 đến 17/9/2021 tại Nigeria, hai Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận) và Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) của Việt Nam đã được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Như vậy, trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đã được công nhận 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia (19 Khu dự trữ sinh quyển).

1. Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học rừng, biển với các loài động, thực vật quý hiếm; cảnh quan thiên nhiên đa dạng mang những nét đặc trưng riêng của vùng khí hậu khô hạn ven biển của Ninh Thuận và khu vực Nam Trung Bộ.

READ  Tại sao cầu thủ đeo mặt nạ? Các cầu thủ nổi tiền đeo mặt nạ lúc thi đấu
Vẻ đẹp hoang sơ của điểm du lịch Hang Rái trong cụm du lịch Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Với diện tích trên 106.646ha trong đó vùng lõi có diện tích trên 16.417ha, vùng đệm trên 48.014ha và vùng chuyển tiếp trên 42.131ha, thực hiện ba chức năng gồm bảo tồn; phát triển và hỗ trợ nghiên cứu; giáo dục và văn hóa.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa hiện có 1.511 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới (IUCN). Hệ động vật cũng đa dạng với 765 loài được biết đến, trong đó có 46 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới.

Nhiều loài đang được ưu tiên bảo tồn như gấu ngựa, gấu chó, beo lửa, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, sơn dương, nai, gà tiền mặt đỏ, rùa núi vàng… Đặc biệt, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa có quần thể Voọc Chà Vá chân đen quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam đang được bảo tồn, phát triển.

Ngoài ra, vùng biển của Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa còn có rạn san hô rất phong phú với 350 loài, trong đó có 307 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ, đặc biệt có 46 loài san hô mới được ghi nhận và phân loại tại Việt Nam. Đây còn là nơi có quần thể rùa biển đến sinh sản hàng năm đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

Cá thể rùa trưởng thành thuộc bộ rùa biển gồm rùa xanh, đồi mồi và quản đồng được thả về lại môi trường sống tự nhiên ở Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa được các nhà khoa học đánh giá là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất ở Việt Nam hiện nay với lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 700-800 mm, thời tiết quanh năm nắng nóng.

Điều kiện khí hậu khô nóng đã hình thành nên một hệ sinh thái đặc thù với diện tích khoảng 10.600ha, chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên của Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa.

2. Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng

Cùng với Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa, Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng vừa được được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 15/9/2021.

Kỳ quan thác 50 trong khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng. (Ảnh: TTXVN phát)

Không chỉ sở hữu những cánh rừng rộng lớn với các đặc điểm chuyên biệt rừng Tây Nguyên, Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng cơ bản giữ vẹn nguyên hệ sinh thái đặc trưng là rừng kín nhiệt đới với cây xanh lá rộng, cây lá kim, rừng thưa xanh lá kim, thảm cây bụi, trảng cỏ… có tính đa dạng sinh học cao.

Việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng là khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ là điều kiện quan trọng giúp tỉnh Gia Lai bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái ở khu vực này đồng thời mở ra cơ hội cho người dân phát triển kinh tế thân thiện với môi trường song hành với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Khu dự trữ sinh quyển Langbiang

Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Lang Biang có tới 62 loài thực vật quý hiếm, 29 loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN). (Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam)

Khu dự trữ sinh quyển Langbiang có diện tích 275.439ha nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi lưu giữ những giá trị tiêu biểu về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiện đa dạng hòa quyện với những nét văn hoá đặc sắc của Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Các giá trị đa dạng sinh học nổi bật tại đây rất quan trọng và mang tính toàn cầu. Các nhà khoa học đã ghi nhận khu vực này có 153 loài động thực vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 154 loài có tên trong Danh Lục Đỏ IUCN (2010)

4. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

Một góc Cù lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam). (Ảnh: TTXVN)

5. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Ngày 26/5/2009, khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển… mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao.

Du khách trải nghiệm hệ sinh thái ngập nước ven biển Đất Mũi-Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Lâm)

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.

6. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An

Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An được UNESCO công nhận vào ngày 18/9/2007. Đây là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1,3 triệu ha, thuộc địa bàn 9 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn.

Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt.

READ  Ngày 14/4 là ngày gì?
Dòng sông Giăng trong xanh trong vườn quốc gia Pù Mát thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An.

Đây cũng là nơi hội tụ của nhiều yếu tố hệ động, thực vật, tính đa dạng sinh học cao, có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao với sự có mặt của 70 loài thực vật và 80 loài động vật được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam. Trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm, đặc hữu của khu vực như: sao la, chà vá chân nâu, sa mu dầu và quần thể voi hoang dã.

7. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang

Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới tại kỳ họp thứ 19 từ ngày 23 đến 27/10/2006, tại Paris.

Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải. Khu có ba vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia Phú Quốc và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương-Kiên Hải.

Một góc Vườn quốc gia U Minh Thượng. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang có 6 hệ sinh thái với 22 dạng sinh cảnh khác nhau. Trong số đó, rừng tràm ngập chua phèn là hệ sinh thái điển hình, trong vùng lõi ở khu vực U Minh Thượng có gần 4.000ha “Rừng úng phèn” được xếp hạng độc đáo, quý hiếm trên thế giới, mang những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh với các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn.

Hệ động thực vật có khoảng 2.340 loài, trong đó 1.480 loài thực vật với 116 loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ và 57 loài đặc hữu như cù đèn Phú Quốc, trèn Phú Quốc, huỳnh đàn Phú Quốc… Ngoài ra, còn có loài có nguy cơ tuyệt chủng như trai, thông lông gà, hoàng đàn…

Hệ động vật có 860 loài với 78 loài quý hiếm, trong đó có 36 loài đặc hữu. Trong loài thú lớn, có 7 loài thú bị đe dọa trên toàn cầu, điển hình như khỉ đuôi dài, rái cá vuốt bé hay rái cùi, rái cá lông mũi. Trong các loài chim, có 8 loài chim bị đe dọa trên toàn cầu, điển hình như đại bàng đen, quắm trắng đầu đen, già sói.

Đặc biệt có 108 loài san hô, 9 loài cỏ biển, trong hệ sinh thái này có 166 loài rong biển; 258 loài động vật, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đặc biệt có 2 loài cá cơm là Spratelloides gracilis và Stolephorus indicus là nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm đặc trưng của Phú Quốc.

8. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận ngày 2/12/2004. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

Vườn quốc gia Xuân Thủy trong khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng ghi nhận trên 220 loài chim di cư và chim nước, đặc biệt có 09 loài được ghi trong sách Đỏ quốc tế.

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu với các kiểu sinh cảnh chủ yếu như: bãi bùn, bãi cát ngập triều, trảng cỏ, sậy, rừng ngập mặn cùng các cồn cát phi lao.

Ấn tượng nhất phải kể đến khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như: cò thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa, cò trắng bắc… Sinh cảnh đặc sắc nơi đây là những cánh rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, đầm lầy mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông. Những cánh rừng này được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng, và cả thảm hoạ sóng thần nếu xảy ra.

9. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Khu Bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà, thuộc thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Ngày 2/12/2004, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà vinh dự được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Với tổng diện tích hơn 26.000ha, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà bao gồm 2 vùng lõi được bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người, 2 vùng đệm cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp để phát triển kinh tế.

Vịnh Lan Hạ là một trong những địa điểm hấp dẫn khách quốc tế khi đến khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà. (Ảnh: TTXVN)

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà được phân bố chủ yếu trên đảo đá vôi Cát Bà và khoảng 400 hòn đảo nhỏ xung quanh, nơi còn lưu giữ hơn 70 di chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn hóa Sơn Vi, Soi Nhụn cách đây từ 4.000-25.000 năm. Tiêu biểu trong số này là khu di chỉ Cái Bèo, nơi cư ngụ của người nguyên thủy cách đây 4.000-7.000 năm.

READ  Khi mua nên chọn quả dứa dài hay ngắn?

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là trung tâm đa dạng sinh học lớn của Việt Nam. Theo điều tra bước đầu, nơi đây có 620 loài thực vật bậc cao phân bố thuộc 438 chi và 123 họ, trong đó có những loài mà hiện nay chỉ tìm thấy ở Cát Bà như kim giao, lát khối, sến mật, lát hoa, re hương, thổ phục linh…

Trên đảo Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Nhiều loài được xác định đặc biệt quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như Voọc đầu trắng, sơn dương, rái cá, báo, mèo rừng, cầy hương, sóc đen. Đặc biệt voọc đầu trắng là loài đặc hữu ở Cát Bà.

Biển Cát Bà có 300 loài cá, 500 loài thân mềm và giáp xác, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học cao.

10. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Ngày 10/11/2001, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển với tổng diện tích gần 970.000ha. Khu sự trữ sinh quyển Đồng Nai chia làm 3 phần là vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, trải rộng trên địa bàn các tỉnh gồm Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông. Trong đó, có hơn 80% diện tích vùng lõi nằm trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh Đồng Nai.

Rừng Nam Cát Tiên. (Nguồn: quehuongonline.vn)

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được thành lập trên cơ sở mở rộng Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên cũ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các khu vực cấu thành gồm Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên, Khu Ramsar Bàu Sấu, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Khu Bảo tồn vùng nước nội địa Trị An-Đồng Nai.

Môi trường thiên nhiên ở Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được đánh giá là quý hiếm và vô cùng giá trị. Theo Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (WCS), Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là nơi còn giữ được nhiều rừng tự nhiên và bảo tồn được nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm của Việt Nam, thế giới như: voi, bò tót, gấu chó, tê giác java, gà so cổ hung… Ngoài ra, nơi đây còn bảo tồn nhiều loại thực vật quý hiếm như: gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương, thủy tùng, căm xe, trắc.

Nhiều nhà khoa học đánh giá, khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được xem như lá phổi xanh cho khu vực Đông Nam Bộ, có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

11. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Với cảnh quan tươi đẹp, hệ thống động thực vật đa dạng và phong phú cả về số lượng và chủng loại, rừng ngập mặn Cần Giờ còn gọi là rừng Sác được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000. Đây cũng là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam.

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.

Một góc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Rừng ngập mặn Cần Giờ sở hữu điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.

Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống có trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ.

Không chỉ là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn có ý nghĩa to lớn đối với bảo vệ môi trường. Đây được coi là “lá phổi”, là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố trong thượng nguồn sông Ðồng Nai-Sài Gòn đổ ra biển Ðông./.

Đăng bởi: trường Cakhia TV

Chuyên mục: tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc Cakhia TV. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Tác giả: – Trường Lê Hồng Phong

Nguồn: /vung-bien-trung-bo-co-hai-khu-du-tru-sinh-quyen-la/

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Vùng biển trung bộ có hai khu dự trữ sinh quyển là? . Đừng quên truy cập Cakhia TV Trang web xem trực tiếp bóng đá không quảng cáo hot nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *