Vỡ họ là gì? Chơi họ là gì? Quy định pháp luật về hụi, họ, biêu phường

Rate this post

Chơi họ là gì?

Họ hụi biêu phường thực chất chỉ là một hoạt động mà tùy vào từng vùng miền sẽ có những cách gọi khác nhau. Mục đích ban đầu là việc góp vốn giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn, buôn bán. Một ví dụ cụ thể để các bạn có thể dễ hình dung về khái niệm này:

Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ (chủ hụi) và mời các thành viên khác cùng chơi (con hụi). Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (tài sản) của con hụi. Một “dây hụi” có thể không giới hạn người chơi. Các thành viên của dây hụi thống nhất góp một loại tài sản có giá trị giao dịch như: tiền, vàng, gạo… Dây hụi cũng thỏa thuận số lượng tài sản góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi…

Một dây hụi mười người, góp ngày 10.000 đồng, mở hụi cuối tháng. Như vậy, chẳng hạn đến kỳ mở hụi thứ nhất (ngày thứ 30), bà A được “hốt hụi” thì bà nhận được số tiền là: 10.000 đồng x 10 người x 30 ngày = 3.000.000 đồng (trong đó có tiền bà góp là: 10.000 đồng x 30 ngày = 300.000 đồng). Ngoài ra, nếu có thỏa thuận thì bà A phải trích ra một số tiền hoa hồng cho chủ hụi. Qua việc chơi dây hụi này, bà A mượn được nguồn vốn gấp 10 lần bà góp để dùng vào việc riêng.

Qua kỳ hụi thứ hai, bà A và các con hụi khác vẫn phải góp 10.000 đồng một ngày. Đến kỳ mở hụi (ngày thứ 60), một người khác cũng sẽ được “hốt hụi” với số tiền tương tự bà A. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã được hốt hụi. Có thể thấy rằng, hụi là một hình thức “chia sẻ” kinh tế nhàn dỗi, tương thân hỗ trợ theo vòng lặp.

Bốc bát họ là gì? Bốc bát họ có vi phạm pháp luật không?
Bốc bát họ là gì? Bốc bát họ có vi phạm pháp luật không?

Quy định pháp luật về hụi, họ, biêu phường

Bộ luật dân sự 2005  (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)  đã công nhận hình thức họ, hụi, biêu, phường tại điều 479, cụ thể là :

Mang một mục đích như vậy nên pháp luật đã cụ thể hóa họ, hụi, biêu, phường như là một trong các loại hình cho vay tài sản được quy định cụ thể tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Điều 2 Nghị định 144/2006/NĐ-CP cũng quy định chính sách của Nhà nước về họ như sau:

“Điều 2. Chính sách của Nhà nước về họ

1. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.

2. Nghiêm cấm việc tổ chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác.”

Như vậy, hoạt động chơi hụi bản thân nó không vi phạm pháp luật mà nó chỉ bị nghiêm cấm nếu người chơi lợi dụng nó để che giấu hoạt động cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…mà thôi. Trong trường hợp của bạn, nếu việc chơi hụi nhằm mục đích tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, không vi phạm những điều cấm của pháp luật, thì hoạt động này pháp luật sẽ bảo vệ.Pháp luật còn quy định cụ thể mức lãi suất của họ, hụi, biêu, phường phải tuân theo mức lãi suất được quy định trong luật dân sự là không vượt quá 20%/năm và cũng nghiêm cấm những hình thức cho vay nặng lãi (hay còn gọi là tín dụng đen) núp bóng dưới danh nghĩa các nhóm họ, hụi.

Mức xử phạt nếu vi phạm lãi suất chơi họ, hụi, biêu, phường

Mặc dù vậy nhưng gần đây càng ngày càng có nhiều vụ việc vỡ nợ dẫn đến hậu quả làm tan nhà nát cửa nhiều gia đình, thậm chí còn xảy ra án mạng thương tâm. Để đưa hoạt động của hình thức họ, hụi, biêu, phường về đúng mục đích của nó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP để quy định chi tiết về cách thức hoạt động, về các đối tượng nào được phép tổ chức họ, về các nguyên tắc của tổ chức họ, hụi… Cụ thể tại Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nêu các nguyên tắc của hoạt động tổ chức họ.

Tham Khảo Thêm:  Mẫu giấy chứng nhận thương tích
READ  Thông báo đẩy (push notification) là gì?

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức họ

1. Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

2. Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.

3. Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tại Điều 7 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 7. Hình thức thoả thuận về dây họ

1. Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu.

2. Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Từ một hình thức tiết kiệm tiền với mục đích tương trợ lẫn nhau, hụi, họ đã bị biến tướng và trở thành một vấn nạn khó kiểm soát, nhất là khi người cầm hụi, họ có ý định lừa đảo. Do đó, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, hy vọng trong tương lai gần họ, hụi, biêu, phường sẽ sớm trở về với đúng chức năng, mục đích vốn có của nó.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên trong họ

Điều 15. Quyền của thành viên

1. Thành viên trong họ không có lãi có các quyền sau đây:

a) Góp một hoặc nhiều phần họ trong một kỳ mở họ;

b) Lĩnh họ;

c) Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phần họ cho người khác theo quy định tại Bộ luật dân sự;

d) Yêu cầu chủ họ hoặc người giữ sổ họ cho xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ;

đ) Yêu cầu chủ họ trả phần họ của thành viên không góp phần họ đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Yêu cầu chủ họ thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ họ quy định tại Điều 18 của Nghị định này;

g) Yêu cầu thành viên khác thực hiện nghĩa vụ của thành viên quy định tại Điều 16 của Nghị định này;

h) Các quyền của thành viên quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9, Điều 10 và Điều 13 của Nghị định này;

i) Thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này trong trường hợp chủ họ không thực hiện;

k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận về dây họ.

2. Thành viên trong họ có lãi có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở họ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này;

c) Được lĩnh họ trước các thành viên khác nếu đưa ra mức lãi cao nhất tại kỳ mở họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

d) Hưởng lãi từ thành viên lĩnh họ.

3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;

b) Thỏa thuận về mức hưởng hoa hồng của chủ họ.

Điều 16. Nghĩa vụ của thành viên

1. Thành viên trong họ không có lãi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Góp phần họ theo thoả thuận;

b) Thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây họ;

c) Tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ trong trường hợp đã lĩnh họ trước thành viên khác;

d) Các nghĩa vụ của thành viên trong việc thực hiện quy định tại Điều 10 và khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;

Tham Khảo Thêm:  Cách khôi phục tin nhắn trên Instagram bằng điện thoại và máy đơn cực đơn giản
READ  Nên bật bình nước nóng bao lâu trong một ngày?

đ) Trong trường hợp không có chủ họ thì thành viên được giao lập và giữ sổ họ có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12, khoản 5 và khoản 6 Điều 18 của Nghị định này.

2. Thành viên trong họ có lãi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh họ khi được lĩnh họ.

3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;

b) Trả khoản hoa hồng cho chủ họ khi lĩnh họ theo thỏa thuận

Quyền và nghĩa vụ của chủ họ

Nghị định 19/2019/NĐ-CP VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG

Điều 17. Quyền của chủ họ

1. Chủ họ trong họ không có lãi có các quyền sau đây:

a) Thu phần họ của các thành viên;

b) Yêu cầu thành viên không góp phần họ của mình phải trả phần họ trong trường hợp chủ họ đã góp thay cho thành viên đó;

c) Quyền của chủ họ trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này;

d) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Chủ họ trong họ có lãi có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Lĩnh các phần họ trong kỳ mở họ đầu tiên và không phải trả lãi cho các thành viên khác trong trường hợp chủ họ đồng thời là thành viên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ họ trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;

b) Được hưởng hoa hồng từ thành viên lĩnh họ.

Điều 18. Nghĩa vụ của chủ họ

1. Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi.

2. Thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ.

3. Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ.

4. Nộp thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu.

6. Gửi thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

7. Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.

8. Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Vỡ họ là gì?

Vỡ họ là Chủ họ không trả được tiền cho người chơi

Chủ hụi không trả được tiền cho người chơi thì có phạm tội hay không?

Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về họ, hụi, biêu, phường như sau:

“1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 144/2006/NĐ – CP thì “Hình thức họ bao gồm họ không có lãi và họ có lãi. Họ có lãi bao gồm họ đầu thảo và họ hưởng hoa hồng”

Như vậy, theo những thông tin mà bạn cung cấp thì việc chơi hụi trong trường hợp này được xác định là chơi hụi theo hình thức hụi có lãi, cụ thể là hụi đầu thảo.

“Họ đầu thảo là họ mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia họ, chủ họ được lĩnh toàn bộ các phần họ trong một kỳ mở họ và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Trong các kỳ mở họ khác, thành viên trả lãi cao nhất được lĩnh họ và phải trả lãi cho các thành viên khác” (Điều 19 Nghị định 144/2006/NĐ – CP)

Tham Khảo Thêm:  Bài thu hoạch chính trị hè 2022
READ  Bản đồ Hành chính tỉnh Đồng Nai khổ lớn mới nhất

Chủ họ trong họ đầu thảo có các nghĩa vụ sau đây:

“1. Lập và giữ sổ họ và các giấy tờ liên quan đến họ.

2. Thu phần họ của các thành viên.

3. Giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ.

4. Nộp thay phần họ của thành viên trong trường hợp có thoả thuận nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ.

5. Cho các thành viên xem sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến họ khi có yêu cầu.

6. Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận”

(Điều 15 Nghị định 144/2006/NĐ – CP)

Như vậy, theo như quy định của pháp luật thì chủ hụi đầu thảo có nghĩa vụ giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi. Chính vì lẽ đó mà việc chủ hụi không giao phần hụi cho những người trong dòng họ của bạn khi họ đến lượt được lĩnh được xem là hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ hụi. Khi đó, nếu bạn thưa kiện ra Tòa thì chủ hụi trong hụi đầu thảo có thể bị xử lý hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”

Đối với trường hợp trên, việc chủ hụi lấy lý do là bể hụi nên không thanh toán được phần hụi cho những người trong dòng họ của bạn là một lý do chưa đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ, một trong những nghĩa vụ của chủ họ đó là lập, giữ sổ họ và các giấy tờ liên quan đến họ, thiết nghĩ đây là căn cứ để chủ họ có thể xác định được phần hụi của từng người, về người đã nhận hụi, về việc trả lãi,… Cho nên xét thấy việc bể hụi nếu có xảy ra thì không thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan được. Thêm vào đó, chủ hụi đã có hành động bỏ trốn khi được yêu cầu thanh toán phần hụi cho mọi người, điều đó chứng tỏ một điều rằng chủ họ có ý định chiếm đoạt tài sản bởi bản thân chủ hụi có thể lựa chọn những giải pháp khác để ứng biến trong tình thế này, nhưng chủ hụi lại chọn giải pháp là bỏ trốn. Chiếu theo quy định của pháp luật nêu trên, cộng với số tiền mà tất cả những người chơi hụi cộng lại là trên 10 tỷ đồng thì chủ hụi có thể bị kết án tù về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt là từ 12 năm tù đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

********************

Đăng bởi: Cakhia TV

Chuyên mục: Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc Cakhia TV. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

/vo-ho-la-gi-choi-ho-la-gi-quy-dinh-phap-luat-ve-hui-ho-bieu-phuong/

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Vỡ họ là gì? Chơi họ là gì? Quy định pháp luật về hụi, họ, biêu phường . Đừng quên truy cập Cakhia TV Trang web xem trực tiếp bóng đá không quảng cáo hot nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *