Tước danh hiệu công an nhân dân là gì?

Rate this post

Cùng Cakhia TV tìm hiểu Tước danh hiệu công an nhân dân là gì?

Tước danh hiệu công an nhân dân là gì?

Hiểu đơn giản Tước là lấy đi, không cho sử dụng, xoá bỏ. Tước danh hiệu công an nhân dân là bị tước đi danh hiệu chức danh mà bản thân đang có và đi kèm là những quyền lợi của chức danh công an về nhân thân và gia đình của người đó. Sau khi bị tước danh hiệu công an nhân dân thì công an đó không còn trong hàng ngũ công an Việt Nam

Về công văn không số ngày 14 tháng 2 năm 1987 của Tòa án nhân dân tối cao đề nghị giải thích Điều 71 của Bộ luật hình sự. Hội đồng Nhà nước có ý kiến như sau:

1- Điều 21 của Bộ luật hình sự quy định hệ thống các hình phạt, trong đó “tước danh hiệu quân nhân” là một hình phạt bổ sung.

Căn cứ vào quy định chung ở Điều 21,Điều 71 quy định cụ thể: “Tước danh hiệu quân nhân là hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với quân nhân tội nghiêm trọng do cố ý”.

Theo tinh thần và lời văn của điều luật trên đây, thì:

Tước danh hiệu quân nhân là hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với quân nhân phạm tội… nghĩa là tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng, cũng có thể không áp dụng, không phải là trường hợp nào cũng áp dụng.

– Hình phạt bổ sung này chỉ có thể được áp dụng đối với quân nhân phạm tội nghiêm trọng…, nghĩa là phạm tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ví dụ: phạm tội bỏ vị trí chiến đấu (Điều 258 của Bộ luật hình sự, kể cả khung 1 và khung 2); phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 97 của Bộ luật hình sự, khung 2 và khung 3)…

– Hình phạt bổ sung này lại chỉ có thể được áp dụng đối với quân nhân phạm tội nghiêm trọng do cố ý. Còn đối với trường hợp tuy phạm tội nghiêm trọng nhưng do vô ý, thì không được áp dụng. Chẳng hạn phạm tội vô ý làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, tuy khung 2 điều 270 của Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt cao nhất đến 10 năm tù, nhưng không được áp dụng hình phạt “tước danh hiệu quân nhân”.

– Việc tước danh hiệu quân nhân có thể được áp dụng không phải chỉ đối với những trường hợp quân nhân phạm các tội thuộc Chương XI trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, mà còn đối với những trường hợp quân nhân phạm các tội thuộc các Chương khác của Bộ luật hình sự, nếu là tội phạm nghiêm trọng do cố ý.

2- Cần xác định rõ thương binh không phải là một danh hiệu. Người được cấp giấy chứng nhận thương binh là người được xác nhận tình trạng thương tật trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Người được chứng nhận là thương binh được hưởng các chính sách ưu đãi do Nhà nước quy định. Việc xác nhận và xếp hạng thương binh phải dựa vào việc giám định và kết luận của Hội đồng y khoa, chứ không phải là sự công nhận của cơ quan lãnh đạo có thẩm quyền như đối với các danh hiệu vinh dự Nhà nước.

3- Tình trạng thương tật của quân nhân không thể bị tước dù bằng biện pháp tư pháp hay biện pháp hành chính, trong trường hợp cá biệt, do nguyên nhân nào đó, nếu xét vẫn phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hẳn không cho một thương binh được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, thì do Hội đồng Bộ trưởng quy định. Việc này không liên quan đến việc thi hành Bộ luật hình sự và không thuộc quyền của các cấp Tòa án, kể cả các Tòa án quân sự.

READ  Bản đồ Hành chính Tỉnh Yên Bái Năm 2022

Tóm lại, trong Bộ luật hình sự không có khái niệm “danh hiệu thương binh”, cũng không quy định biện pháp “tước danh hiệu thương binh”. Do đó, khi tuyên truyền, hướng dẫn thi hành, cũng như khi áp dụng Bộ luật hình sự, không nên đề cập đến vấn đề này.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn làm rõ ảnh khi bị mờ bằng Snapseed

Tước danh hiệu công an nhân dân là gì?

Đối tượng bị tước danh hiệu quân nhân

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2020/TT-BQP) đối tượng áp dụng hình thức xử lý kỷ luật “tức danh hiệu quân nhân là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều kiện bị tước danh hiệu quân nhân

Tại thông tư số 16/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về các trường hợp bị tước danh hiệu quân nhân như sau:

– Chống mệnh lênh ( Điều 13):

– Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 16)

– Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới (Điều 17)

– Làm nhục, hành hung đồng đội (Điều 18):

– Đào ngũ (Điều 20)

Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm; trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ

– Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 27)

Quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự sai quy định để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

Tham Khảo Thêm:  Bài hát chính thức của Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ XII?

– Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 28)

Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc không có biện pháp tích cực ngăn chặn;

– Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm (Điều 29)

Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; đã bị xử lý kỉ luật mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.

– Quấy nhiễu nhân sân (Điều 30)

Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của nhân dân nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; lôi kéo người khác tham gia; trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp; gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội

READ  Hướng dẫn cách xem thông tin máy tính đơn giản nhất

– Chiếm đoạt tài sản (Điều 33)

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng nếu lôi kéo người khác tham gia hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

– Sử dụng trái phép các chất ma túy (Điều 38)

– Vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân (đối với quân nhân)

– Và một số hành vi khác theo văn bản kỷ luật.

Nguyên tắc xử lý

– Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

– Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

– Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

– Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.

– Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật tước quân tịch được pháp luật quy định.

Dự thảo quy định về tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, Bộ Công an thu hút nhân tài.

Trình tự, thủ tục tước danh hiệu công an nhân dân

Điều 41 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy đinh về trình trự, thủ tục kỷ luật như sau:

– Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.

– Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.

Tham Khảo Thêm:  8/6 là ngày gì? – Cakhia TV

– Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.

READ  Diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ (3 Mẫu)

– Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.

– Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).

– Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.

– Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.

Khoản 3 Điều 42 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về về trường hợp kỷ luật tước danh hiệu quân nhân như sau:

“Trường hợp bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân thì chỉ huy đơn vị quản lý quân nhân bị xử lý từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên phải cử người đưa quân nhân bị kỷ luật, cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan bàn giao cho cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú (trừ trường hợp đào ngũ không trở lại đơn vị hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù).”

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định về trình tự thủ tục xử lý kỷ luật trong một số trường hợp như sau:

Trường hợp quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật vắng mặt thì đơn vị gửi văn bản thông báo hình thức xử lý và yêu cầu quân nhân vi phạm trở lại đơn vị về Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn, cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú và gia đình quân nhân. Nếu sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà quân nhân vi phạm vẫn không trở lại đơn vị thì bị coi là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

Trường hợp người vi phạm đã chết thì chỉ xem xét, kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.

– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

– Theo điểm b Khoản 1 Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP, không áp dụng thời hiệu đối với hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước danh hiệu quân nhân.

– Khoản 2,3,4 Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về thời hạn xử lí kỷ luật tước quân tịch như sau:

– Thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 tháng.

– Trường hợp người vi phạm kỷ luật có liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử, đơn vị tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo Khoản 2 Điều này.

– Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.

Đăng bởi: Cakhia TV

Chuyên mục: Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc Cakhia TV. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ:

/tuoc-danh-hieu-cong-an-nhan-dan-la-gi/

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Tước danh hiệu công an nhân dân là gì? . Đừng quên truy cập Cakhia TV Trang web xem trực tiếp bóng đá không quảng cáo hot nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *