Duy ngã độc tôn là gì? Nguồn gốc của Duy ngã độc tôn

Rate this post

Duy ngã độc tôn là gì?

Duy ngã độc tôn là một câu thành ngữ quen thuộc trong tiếng Trung thể hiện được cái tôi cá nhân của mỗi con người.

Duy Ngã Độc Tôn là gì?
Duy Ngã Độc Tôn là gì?

Duy ngã độc tôn tiếng Trung là: 唯我独尊 /wéi wǒ dú zūn/

Nghĩa: Duy ngã độc tôn có nghĩa ta là duy nhất, nguyên văn là Phật ngữ, ca ngợi Thích Ca Mâu Ni là cao quý nhất, vĩ đại nhất.

Đồng nghĩa: 惟我独尊、 妄自尊大、自高自大

Trái nghĩa: 虚怀若谷、虚己以听

Nguồn gốc của Duy ngã độc tôn

Vào năm 29 tuổi, Thích Ca Mâu Ni, con trai của Vua Tịnh Phạn ở Kapilavastu, miền bắc Ấn Độ, đã chịu nhiều đau khổ của cuộc sống: tuổi già, bệnh tật và cái chết. Ông đã từ bỏ cuộc sống vương giả của mình và trở thành một nhà sư. Nhiều năm tu hành, cuối cùng ông cũng đắc Đạo và sáng lập ra Phật giáo.

Tương truyền, Thích Ca Mâu Ni sinh ra từ sườn phải của mẹ là bà Maya, khi đứng xuống đất có thể đứng vững, đi vòng tròn bảy bước và mỗi bước đi đều sinh ra hoa sen. Thái tử Thích Ca nhìn quanh, dùng ngón tay này chỉ lên trời và xuống đất rồi nói lớn: 天上天下,唯我独尊 /tiān shàng tiān xià, wéi wǒ dú zūn/: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn tức là “Ta là duy nhất trên trời và thế giới.”

Đây là truyền thuyết về sự ra đời của Thái tử Thích Ca Mâu Ni trong Phật giáo. Cái “tôi” được đề cập ở đây không thể hiểu lầm là “cái tôi giả tạo” trong vòng sinh tử luân hồi. Đúng hơn, nó đề cập đến “cái tôi lớn” và “cái tôi chân thật” ở khắp mọi nơi và hoàn toàn tự do, tức là cái tôi “luôn luôn hạnh phúc và thanh tịnh” như đã được đề cập trong Kinh Niết Bàn. Ý nghĩa của tự ngã này tương tự như ý nghĩa của “Phật tính” và “tính vĩnh viễn thực sự”.

Tập bốn của “Ngũ Đế Nguyên”: “Hỏi: Con đường cuối cùng không khó, nhưng ta ghét phải lựa chọn. Làm sao lại không chọn được? Sư phụ nói:” Trong thiên địa, ta là duy nhất. “Ta là người duy nhất tôn kính chỉ có Thần Phật, cái gọi là“ trên trời dưới gian không có gì giống Phật tổ ”.

Triết lý sâu xa của “Duy ngã độc tôn”

  • Duy ngã là sự giác ngộ Phật giáo. Biết buông bỏ thất tình lục dục và tu thân tu tính thành Phật.
  • Duy ngã là chỉ có chân ngã. Có nghĩa là Thường – lạc – ngã- tịnh chân không mà diệu hữu, vì vẫn thường biết rõ ràng.
  • Duy ngã cũng có thể hiểu là Phật tính trong lòng mỗi người. Chính vì vậy, Phật tính là chân quý nhất. Mỗi chúng sinh đều có Phật tính sáng suốt soi đường chỉ lối, dẫn bước ta đi.

Ý nghĩa triết học của Duy ngã độc tôn

Câu nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” xuất phát từ lời của Đức Phật. Vì vậy, có thể hiểu theo nghĩa: trên trời dưới đất chỉ có giác ngộ nơi Phật là viên mãn, trân quý nhất”.

Mâu thuẫn giữa ý nghĩa triết học Phật giáo và ý nghĩa lịch sử. Khi Thái tử chào đời, không có gì chắc chắn Ngài sẽ đi tu. Theo như Bà-la-môn A Tư Đà (Asita) tiên đoán, Thái tử sẽ lựa chọn một trong hai con đường:

  • Ở đời luân chuyển làm bậc Đế Vương
  • Xuất gia giải thoát quy y cửa Phật

Thái tử được sinh ra giống bao nhiêu đứa bé sơ sinh khác. Vì vậy, chuyện Ngài vừa sinh đã đi lại, chỉ trỏ và cất tiếng nói vẫn chưa có lời giải đáp thuyết phục. Điều đó mang lại mâu thuẫn giữa triết học và hiện thực lịch sử ghi chép.

READ  Tiểu sử cầu thủ Lương Duy Cương và sự nghiệp bóng đá

Vì vậy, Phật tử có thể lý giải câu nói “Duy ngã độc tôn” ra đời như sau:

  • Sau khi Đức Phật Thích ca Mâu Ni đắc đạo, buông bỏ bụi trần được người đời tôn kính. Từ đó thêu dệt nên những huyền thoại về Ngài như vậy.
  • Hoặc do các đệ tử nhà Phật khi biên soạn kinh điển về Ngài đã thêm thắt câu nói. Điều đó nhằm đề cao, tôn vinh sự vĩ đại của Đức Phật so với người thường từ khi mới sinh.
Tham Khảo Thêm:  Thiết lập quyền riêng tư cho tài khoản Instagram

Đúc kết sau câu nói Duy ngã độc tôn

Câu nói là hiện thân của Đức Phật. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu sự bình an, thanh nhàn trong tâm hồn khi quy y cửa Phật là sức mạnh tối đa để chúng ta tự do tự tại. Chỉ khi trong lòng không có tham sân si, con người mới sống hạnh phúc và bình an. Tuy nhiên, rất ít người có thể thực sự buông bỏ bụi trần và trải nghiệm cuộc sống như vậy.

Hiểu thế nào về câu “Duy ngã độc tôn”?
Hiểu thế nào về câu “Duy ngã độc tôn”?

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn

Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, đa số ai cũng thuộc lòng như thế.

Sau này đọc kinh A-hàm, tôi mới giật mình thực tình mình dốt rõ ràng. Trong A-hàm có ghi bốn câu đàng hoàng, chớ không phải chỉ hai câu. Bốn câu đó nguyên văn chữ Hán là:

Duy ngã độc tôn.

Sinh lão bệnh tử.

Đó là vấn đề mà tất cả huynh đệ cần phải nắm cho vững. Tra cứu lại tôi thấy rõ ràng, nếu xét về bốn câu kệ đó với tinh thần Nguyên thủy thì dẫn đủ bốn câu: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”, nghĩa là trên trời dưới trời chỉ có ta là hơn hết. Tại sao ta hơn hết? Vì trong tất cả thế gian, ta đã vượt khỏi sanh già bệnh chết. Phật hơn tất cả thế gian vì Ngài đã qua khỏi sanh già bệnh chết. Đó là cái hơn theo tinh thần Nguyên thủy. Như vậy câu nói đó không phải đề cao cái ngã.

Giáo lý Phát triển đề cao ngã là cái ngã Pháp thân. Theo tinh thần Phật giáo Phát triển, chúng ta tu phải giác ngộ được Pháp thân, mới giải thoát sanh tử. Từ đó ta thấy tinh thần Phật giáo Nguyên thủy và tinh thần Phật giáo phát triển có chỗ khác nhau. Phật giáo Nguyên thủy nhắm vào điểm Phật đã vượt qua sanh tử của chúng sanh nên nói Ngài hơn hết. Phật giáo Phát triển nhắm vào Pháp thân của chúng ta, là cái không sanh không diệt nên nói hơn hết. Hiểu như vậy mới có thể trả lời câu hỏi trên của Phật tử mà không bị lúng túng.

Có một Phật tử hỏi chúng tôi: “Thưa Thầy, Phật tử tu theo đạo Phật, hiện tại bản thân, gia đình, xã hội có lợi ích gì?”. Câu hỏi này rất thực tế, chúng ta không thể lơ là được. Thật ra vấn đề được nêu lên không phải quá khó, nhưng chúng tôi muốn dẫn lại để Tăng Ni ý thức trách nhiệm của người giảng dạy giáo lý. Chúng ta giảng dạy giáo lý phải làm sao cho Phật tử thâm hiểu, ứng dụng tu hành có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội, đó là trọng tâm của việc truyền bá Chánh pháp. Chính nhờ những câu hỏi này làm cho chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng về giáo lý nhà Phật, dạy thế nào cho có lợi ích thiết thực, chớ không thể nói suông được.

Tham Khảo Thêm:  No backpack day là gì? Anti backpack day là gì?

Tôi thường dạy Phật tử tu là cốt chuyển đổi ba nghiệp thân, khẩu, ý. Cho nên nói tới tu là nói tới sự chuyển hóa, biến cái dở xấu trở thành cái hay tốt. Nói cụ thể hơn về tu ba nghiệp nghĩa là ngày xưa chưa biết tu vị đó sát sanh, trộm cắp, tà dâm .… Bây giờ biết tu rồi thì không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Nếu tích cực hơn, hồi xưa vị đó sát sanh, bây giờ biết tu rồi chuyển lại chẳng những không sát sanh mà còn phóng sanh, không phạm tội trộm cắp mà còn tập hạnh bố thí, không tà dâm mà còn khuyến khích những người chung quanh giữ hạnh trinh bạch.

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”

Hồi xưa chưa biết tu ta nói dối, nói hai lưỡi, nói hung dữ, nói thêu dệt vô nghĩa. Bây giờ chặng đầu của sự tu là bớt nói dối, bớt nói hai lưỡi, bớt nói hung dữ, bớt nói thêu dệt. Qua chặng thứ hai phải tiến lên, khi xưa mình nói dối thì bây giờ luôn luôn nói lời chân thật; khi xưa nói hai lưỡi tức nói ly gián, bây giờ nói lời hòa hợp; khi xưa nói lời hung dữ ác độc, bây giờ nói lời hiền hòa nhã nhặn, khi xưa nói lời thêu dệt vô nghĩa, bây giờ nói lời hợp lý.

READ  Bản đồ Hành chính tỉnh Vĩnh Long mới nhất

Ngày xưa tâm ý nhiều tham, nhiều sân, nhiều si, bây giờ bớt tham, bớt sân, bớt si, đó là chặng số một. Qua chặng thứ hai, chẳng những bớt tham mà còn tập thương người cứu vật, chia sẻ giúp đỡ kẻ cơ hàn. Chẳng những bớt sân mà còn tập trải lòng từ bi đến khắp mọi người. Chẳng những bớt si mà còn tập mở mang trí tuệ theo Chánh pháp. Như vậy thay vì tham sân si, bây giờ đổi lại thành bố thí, từ bi, trí tuệ. Đó là tu.

Nếu một Phật tử, bản thân không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, bớt tham sân si, như vậy có lợi ích chưa? Bản thân có lợi ích cụ thể rồi. Nếu một thành viên trong gia đình tốt như vậy, tự nhiên gia đình cũng an vui, xã hội cũng tốt theo. Rõ ràng việc tu có lợi ích thiết thực cho mọi người và xã hội.

Lúc tôi đi giảng ở Rạch Giá với thầy Huyền Vi, đề tài giảng là giáo lý Nhị thừa. Trong đó nói về tứ thiền, bát định cho tới tứ quả Thanh văn. Vì thuộc bài nên tôi giảng tương đối cũng rõ. Sau khi giảng xong, có một Phật tử quỳ thưa: “Thưa Thầy, Thầy giảng về tứ thiền, bát định và tứ quả Thanh văn, chúng con nghe hiểu rồi, nhưng xin hỏi thật trong các tầng thiền định và quả vị đó, Thầy đã chứng được cái nào rồi?”. Lúc đó tôi ngớ ngẩn, không trả lời được. May nhờ thầy Huyền Vi ngồi bên cạnh lanh trí, trả lời dùm tôi: “Đạo hữu quên rồi sao, trong kinh thường nói người tu chứng giống như kẻ uống nước nóng lạnh tự biết, làm sao nói cho đạo hữu nghe được”. Lần đó Thầy Huyền Vi đã trả lời cứu bồ tôi. Nhưng thật tình, khi ấy tôi rất đau. Tại sao?

Chúng tôi cứ quen học hiểu, mà không có thì giờ tu. Một đêm nhiều lắm là tụng kinh đủ hai thời, đôi khi thiếu nữa. Nhất là làm giảng sư được quyền nghỉ để nghiên cứu bài vở, nên tu lếu lếu thôi, chẳng có tới đâu. Chừng khi giảng mình học bài kỹ, nói cho người ta nghe hiểu, Phật tử tưởng mình đã chứng khá khá rồi, khi hỏi lại mình chới với không giải quyết được. Gặp phải câu hỏi trên, lòng tôi bất an vô cùng, vì thấy mình giống như cái máy thâu thanh. Thu lời của những bậc thầy đi trước, rồi phát ra y như vậy, chớ bản thân chưa có gì hết. Do đó tôi thầm nguyện, lúc nào đủ duyên mình phải tìm chỗ tu để yên lòng một chút, chớ nói hay mà làm không được, thật khổ tâm quá. Đó là lý do sau này tôi tìm lên núi tu thiền.

Tôi kể lại những điều này cho Tăng Ni thấy bổn phận của một người Thầy không giản đơn như mình tưởng. Ta phải nói thế nào cho người hiểu, kế họ hỏi tới công phu tu hành mình cũng phải biết, không thể lúng túng được. Muốn thế chúng ta phải có tu. Tu thế nào? Trong các thời khóa tụng của nhà thiền, thường nhất là kinh Bát-nhã. Bát-nhã là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch trí tuệ, loại trí tuệ siêu xuất thế gian, chứ không phải trí tuệ thường. Muốn bước vào cửa thiền trước tiên phải thâm nhập lý Bát-nhã.

Lý Bát-nhã còn được gọi là cửa Không. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Tại sao chúng ta tu thiền phải đi từ cửa Không? Vì nếu thấy thân này thật, đối với ngoại cảnh, từ con người cho tới muôn vật, chúng ta đều thấy thật hết thì tâm sẽ chạy theo nó. Bây giờ, muốn tâm không chạy theo, chúng ta phải quán sát kỹ tất cả sự vật ở ngoài cũng do duyên hợp, không thật. Cái nhà từ khoảnh đất trống, ta dựng cây cối, gạch ngói v.v… để thành cái nhà.

Tham Khảo Thêm:  Hậu thuẫn là gì? Không được bố mẹ hậu thuẫn có phải là thiệt thòi?

Do vậy cái nhà là tướng duyên hợp. Do duyên hợp nên có ngày nó phải bại hoại, tường vách đổ sụp. Những gì duyên hợp đều hư dối. Từ cái nhà cho đến mọi sự mọi vật, có thứ nào không phải duyên hợp đâu, nên chúng sẽ đi đến bại hoại. Biết rõ như vậy mới không dính mắc với cảnh bên ngoài. Không dính mắc ngoại cảnh thì tâm mới an định được, còn dính mắc thì không bao giờ an định.

READ  Wan là viết tắt của từ gì? Mạng WAN hoạt động như thế nào?

Thí dụ như quý Phật tử vừa mới to tiếng với ai đó chừng nửa giờ, bây giờ vô ngồi thiền có yên không? Vừa ngồi vừa tiếp tục cãi, không cãi bằng miệng mà cãi bằng tâm. Họ nói câu đó là sao, mình phải trả lời thế nào cho xứng v.v… cứ ôn tới ôn lui hoài. Vì chúng ta thấy câu nói thật nên không bỏ được. Nếu ta quán con người đó không thật thì lời nói của họ có thật đâu, tất cả là chuyện rỗng, có gì quan trọng. Thấy vậy liền buông nhẹ. Buông được thì ngồi thiền mới yên. Cho nên trước tiên bước vào cửa thiền, chúng ta phải đi từ lý Bát-nhã, dẹp bỏ tất cả những cố chấp của mình.

Kinh Bát-nhã nói “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc” nghĩa thế nào? Bây giờ tôi dẫn câu chuyện xưa thế này. Đời Đường, có hai vị thiền sư trẻ Trí Tạng và Huệ Tạng, đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất. Một hôm hai huynh đệ ra ngoài vườn chơi. Ngài Trí Tạng hỏi ngài Huệ Tạng:

– Sư đệ biết bắt hư không chăng?.

Ngài Huệ Tạng trả lời:

– Biết.

– Làm sao bắt?

Ngài Huệ Tạng liền đưa tay ra ôm hư không. Ngài Trí Tạng quở:

– Bắt như vậy làm sao được hư không?

Ngài Huệ Tạng hỏi:

– Huynh làm sao bắt?

Ngài Trí Tạng liền nắm lấy lỗ mũi Huệ Tạng lôi đi. Ngài Huệ Tạng la:

– Nắm như vậy chết người ta, buông ra!

Ngài Trí Tạng nói:

– Bắt như vậy mới được hư không.

Câu chuyện này có đạo lý gì? Lỗ mũi tuy là hình thức vật chất, nhưng bên trong trống rỗng. Nắm cái sắc thì trong đó đã có cái không rồi. Đây là nghĩa sắc tức thị không. Nếu ôm hư không bên ngoài thì làm sao nắm được hư không? Như bình hoa trước mắt chúng ta, nếu bỏ mấy cọng hoa mỗi nơi mỗi cái thì bình hoa không còn. “Bình hoa” là giả danh, do đủ duyên hợp lại mới có, nếu thiếu duyên bình hoa không còn nữa. Nên nói thể bình hoa là không, do duyên hợp tạm có. Ngay nơi bình hoa chúng ta biết tánh nó là không. Tuy tánh không nhưng đủ duyên hợp lại thì thành bình hoa.

Như vậy lý không ở đây không phải không ngơ, mà là không có chủ thể cố định. Duyên hợp tạm có, duyên ly tán trở về không. Hoa khi phân tán khắp nơi, chỉ còn lại bình không, nếu ta cặm vào đó các hoa khác thì có bình hoa trở lại, nên nói “không tức là sắc”. Rõ ràng sắc và không đều không thật. Nói sắc nói không nhằm chỉ ra lý duyên hợp, đủ duyên thì không biến thành sắc, thiếu duyên thì sắc biến thành không. Nên ngay khi duyên hợp, tánh nó vẫn là không. Vì vậy kinh Bát-nhã nói “không” tất cả: không nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, không sắc, thanh, hương… Không là nói đến thể của tất cả các pháp. Tất cả pháp chỉ có giả danh, không có thật thể.

Từ đó chúng ta dùng trí quán xét hết các sự vật bên ngoài, đều là duyên hợp tánh không. Biết như thế là tỉnh, hết mê. Cho nên biết được lý tánh không rồi, chúng ta mới bỏ được vọng tưởng điên đảo, các vị Bồ-tát mới có thể tu hành tiến lên thành Phật. Dùng trí tuệ Bát-nhã tức là dùng thanh kiếm bén ruồng hết sáu trần, không chấp không kẹt. Không chấp thì ngồi thiền êm ru, không nghĩ, không tính. Vừa chợt nhớ gì liền tự nhắc “Nó giả dối, có thật đâu mà nhớ”.

Thế nên bước vào cửa Không phải thấy rõ: Một, tất cả cảnh sắc đều hư dối, tự tánh là không. Hai, thân tứ đại duyên hợp hư dối, tự tánh là không. Ba, tâm vọng tưởng sanh diệt hư dối, tự tánh là không. Biết ba cái đó không thật rồi, chúng ta phải tìm cho ra cái chân thật. Đây là chỗ thiết yếu hành giả tu thiền cần phải biết. Cái thật đó lâu nay chúng ta không nhớ không biết nên chạy theo trăm thứ đảo điên. Bây giờ ta phải nhớ để nhận ra và sống lại với cái chân thật của chính mình, thì mới chấm dứt sanh tử và đau khổ.

Hiểu rõ và thực hành đúng lời Phật dạy mới xứng đáng là đệ tử của Phật, mới có thể đền ân Phật Tổ và đầy đủ tư lương để trả nợ đàn na tín thí./.

********************

Đăng bởi: Cakhia TV

Chuyên mục: Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc Cakhia TV. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ:

/duy-nga-doc-ton-la-gi/

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Duy ngã độc tôn là gì? Nguồn gốc của Duy ngã độc tôn . Đừng quên truy cập Cakhia TV Trang web xem trực tiếp bóng đá không quảng cáo hot nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *