Dịch bệnh hiểm nghèo là gì? Các dịch bệnh hiểm nghèo nguy hiểm nhất thế giới

Rate this post

Cùng Cakhia TV tìm hiểu dịch bệnh hiểm nghèo là gì, các dịch bệnh hiểm nghèo trên thế giới từ trước đến nay, làm sao để chống lại dịch bệnh hiểm nghèo,…

Bệnh hiểm nghèo là những căn bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khoẻ người bệnh, thậm chí có thể tử vong như HIV/AIDS, SARS, dịch tả, Ebola, dịch hạch…

Dịch bệnh hiểm nghèo là gì?

Bệnh hiểm nghèo là những căn bệnh huỷ hoại sức khoẻ của con người nặng nề, khi đã mắc phải thì khả năng cứu chữa là rất ít và phải chữa trị trong thời gian lâu dài, thậm chí có một số bệnh hiện nay chưa có thuốc chữa.

Dịch bệnh là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cộng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn.

Dich benh hiem ngheo la gi

Dịch bệnh hiểm nghèo là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh có khả năng cứu chữa rất thấp

Một dịch bệnh có thể được giới hạn trong một không gian, tuy nhiên nếu nó lây lan sang quốc gia hoặc châu lục khác, sẽ ảnh hưởng đến số lượng lớn người dân mắc bệnh, dẫn đến đại dịch.

Các chuyên gia tuyên bố, một dịch bệnh thường đòi hỏi dựa trên cơ sở về số lượng hay tỷ lệ mới mắc của một bệnh. Dịch bệnh xảy ra do các bệnh nhất định như cảm cúm, được gia tăng đáng kể các trường hợp bị nhiễm. Một số bệnh hiếm có thể phân loại là một dịch bệnh, còn những trường hợp của các bệnh phổ biến như cảm lạnh thông thường không được gọi là dịch bệnh.

Theo các con số thống kê từ Hiệp hội ung thư Việt Nam cho thấy mỗi năm, cả nước có khoảng 75.000 người chết vì ung thư. Hội tim mạch học cho biết một năm có khoảng 200.000 người chết vì bệnh lý về tim mạch. Hội phòng chống tai biến mạch máu não cung cấp thông tin có đến 100.000 người chết vì đột quỵ mỗi năm. Bộ Y tế khẳng định có 2.000 người chết do nhiễm HIV/AIDS mỗi năm.

Những dịch bệnh hiểm nghèo nguy hiểm hiện nay

HIV/AIDS

Đại dịch HIV/AIDS là tên viết tắt của Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người hay bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng) là một bệnh của hệ miễn dịch gây ra.

Khi vào cơ thể người, loại virus này sẽ tấn công và phá vỡ hệ thống miễn dịch, dẫn đến tình trạng hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Nếu không có một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, những người bị AIDS có thể rất dễ mắc phải những tổn thương khác, thường gây ra nhiễm trùng, dẫn đến tử vong.

Dich benh hiem ngheo la gi 3

HIV/AIDS là căn bệnh hiểm nghèo làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở người

Virus lây lan qua máu, tinh dịch và chất dịch cơ thể khác, Hầu hết những người nhiễm virus HIV đều qua quan hệ tình dục hoặc dùng chung thuốc tiêm với người bị nhiễm.

Căn bệnh xuất hiện vào những năm 1980, HIV đã lây nhiễm sang khoảng 60 triệu người và khiến 30 triệu người tử vong.

READ  Kịch bản chương trình Đại hội hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ, có khoảng 50 nghìn người bị nhiễm HIV mỗi năm. Vào cuối năm 2009, 1,1 triệu người sống chung với HIV. Ước tính có khoảng 18% những người bị bệnh này không biết họ bị nhiễm. Trên toàn thế giới, năm 2010, có khoảng 1,8 triệu trường hợp tử vong; năm 2011, có thêm khoảng 2,5 triệu trường hợp nhiễm HIV.

Tham Khảo Thêm:  Chủ nghĩa mác lênin là gì? Nội dung và vai trò

Bệnh SARS

SARS là tên viết tắt của Hội chứng hô hấp cấp nặng, được gây ra bởi coronavirus SARS. Vào cuối năm 2002, căn bệnh xuất hiện lần đầu tiên nhiễm vào cơ thể người tại Trung Quốc. Trong vòng vài tuần, bệnh SARS đã lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường du lịch hàng không.

Dich benh hiem ngheo la gi 2

Dịch bệnh hiểm nghèo là gì? SARS là căn bệnh hiểm nghèo có thể lây lan trong không khí

Virus SARS đã lây nhiễm sang khoảng 8.000 người trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 800 người tử vong.

Dịch bệnh cúm

Nhiều người cho rằng, cúm là căn bệnh bình thường, không nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh cúm sẽ rất nguy hiểm khi bùng phát thành dịch. Biến chứng của dịch bệnh này là làm da người bệnh chuyển sang xanh, ho dữ dội dẫn đến tự xé cơ bụng, ói mửa, tiểu tiện không tự chủ, thậm chí dẫn đến chảy máu miệng và mũi vô cớ.

Dich benh hiem ngheo la gi 4

Đây là căn bệnh rất dễ lây lan và mức độ lây lan rất nhanh. Đến khi ổ dịch được dập tắt, trên thế giới đã có khoảng 2 triệu trường hợp bị tử vong vì chủng virus quái ác này.

Dịch Ebola

Dich benh hiem ngheo la gi 7

Dịch bệnh hiểm nghèo Ebola đã ghi nhận có 887 người tử vong trong năm 2014 tại 4 quốc gia

Dịch tả

Bệnh tả là căn bệnh phổ biến ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ và sau đó lan truyền ra khắp thế giới vào thế kỷ 19. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của căn bệnh này là thực phẩm và nước uống. Dịch bệnh xuất hiện đầu tiên từ các tuyến đường thương mại (trên đất liền và trên biển) từ Ấn Độ đến Nga vào năm 1817, sau đó lan sang các phần còn lại của châu Âu và từ đây lan sang Bắc Mỹ.

Dich benh hiem ngheo la gi 5

Dịch bệnh covid 19

Thế giới có hơn 5,5 triệu ca tử vong vì COVID-19.

Tính đến sáng ngày 10/1/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 307.689.724 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.505.545 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.759.319 ca nhiễm mới và 3.125 ca tử vong vì dịch bệnh. Châu Âu tiếp tục là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới khi chứng kiến số ca nhiễm mới tăng mạnh tại nhiều quốc gia trong khu vực.

Tham Khảo Thêm:  Xe máy bị ngập nước có nên thay dầu không?
Trong 24 giờ qua, Pháp là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu Âu
do biến thể Omicron lây lan mạnh. (Ảnh: aa.com.tr)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 96.247.239 ca mắc COVID-19, trong đó 1.551.356 ca tử vong. Hết ngày 9/1, châu Âu là khu vực ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất thế giới, với 824.875 ca, trong đó 1.608 ca tử vong vì COVID-19.

READ  Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà, đất

Trong 24 giờ qua, Pháp là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục do biến thể Omicron lây lan, với 296.097 ca, trong đó 90 ca tử vong. Xếp sau Pháp về số ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày bao gồm: Itlay (155.659 ca); Anh (141.472 ca); Hà Lan (32.484 ca); Đức (30.812 ca)…

Mới đây, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach khẳng định, tiêm vaccine bắt buộc là cách duy nhất để thoát khỏi đại dịch, trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục lan rộng ở Đức và trên toàn thế giới. Theo ông Lauterbach, việc đạt miễn dịch cộng đồng thông qua quá trình lây nhiễm không phải là giải pháp.

Theo ông Lauterbach, việc bảo đảm đủ vaccine tiêm phòng vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Đức. Hiện Đức đã mua thêm 25 triệu liều vaccine của hãng Moderna, đủ để tiêm 50 triệu mũi nhắc lại trong quý đầu năm 2022. Tỷ lệ tiêm chủng của Đức hiện vẫn thấp hơn so với một số nước châu Âu khác, với 71,5% dân số được tiêm đầy đủ và 40,9% đã tiêm mũi tăng cường. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng 80% dân số và hy vọng sẽ tiêm 30 triệu mũi tăng cường vào cuối tháng 1 này.

Tại châu Á, châu lục này đã ghi nhận tổng cộng 86.861.004 ca nhiễm và 1.263.623 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 364.958 ca mắc và 658 trường hợp tử vong mới vì đại dịch.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực và thứ 2 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 35.708.442 ca mắc COVID-19, trong đó 483.790 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 180.438 ca. Hiện biến thể Omicron đang lây lan với tốc độ chưa từng thấy tại Ấn Độ, và có 27 bang của Ấn Độ đã ghi nhận ca nhiễm biến thể này. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giới chức nhiều bang như Delhi, Uttar Pradesh, Punjab, Tamil Nadu… đã siết chặt các biện pháp phòng dịch như ra lệnh giới nghiêm ban đêm hoặc hạn chế số lượng người tập trung tại các sự kiện, đóng cửa các trung tâm thương mại và các khu vực giải trí.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 72.121.205 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.259.366 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 61.189.769 ca nhiễm COVID-19, trong đó 859.296 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (235.355 ca); Mexico (30.671 ca); Canada (23.803 ca)…

Tham Khảo Thêm:  23/11 là ngày gì của taekook

Số ca mắc COVID-19 ở trẻ em dưới 5 tuổi trong vài tuần qua tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 diễn ra ở nước này. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) nước này, Mỹ hiện đang ghi nhận trung bình 766 trẻ em nhập viện mỗi ngày do COVID-19, chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp nhiễm trên toàn quốc, tăng gấp đôi so với hai tuần trước đó. Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm tuổi duy nhất chưa đủ điều kiện được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Mỹ. CDC Mỹ nhấn mạnh, tình trạng này càng cho thấy sự cần thiết của việc người lớn và trẻ em ở các độ tuổi lớn hơn phải được tiêm phòng để bảo vệ trẻ dưới 5 tuổi.

READ  Đáp án thi tìm hiểu Bác Hồ với quê hương Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu học tập, làm theo lời Bác

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 41.108.929 ca, trong đó 1.194.575 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.523.907 ca nhiễm, trong đó 619.981 ca tử vong vì COVID-19. Xếp sau Brazil về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh gồm Argentina, Colombia, Peru, Chile…

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 10.204.799 ca nhiễm, trong đó 231.967 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.526.054 ca nhiễm COVID-19, trong đó 92.453 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập…

Châu Đại dương ghi nhận có 1.145.827 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.643 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 5 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia; New Zealand; và Papua New Guinea.

Giới chức y tế Australia cảnh báo trong những ngày tới sẽ có thêm nhiều ca mắc COVID-19, yêu cầu các gia đình chuẩn bị sẵn thuốc paracetamol cho việc điều trị tại nhà. Australia cho biết số ca mắc mới COVID-19 trên hầu hết các địa phương ở Australia trong tuần qua tăng cao, tuy nhiên tình hình dịch bệnh ít nghiêm trọng hơn nhiều so với các đợt bùng phát trước do biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn. Cảnh báo trên được đưa ra sau khi hai bang đông dân nhất tại Australia là New South Wales và Victoria lần lượt ghi nhận thêm 30.062 ca và 44.155 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, giảm so với một ngày trước đó.

Qua bài viết, Cakhia TV đã giúp các em học sinh làm rõ khái niệm dịch bệnh hiểm nghèo là gì, các dịch bệnh hiểm nghèo nguy hiểm nhất hiện nay. Các em học sinh có thể truy cập website Cakhia TV để tìm hiểu nhiều bài viết hữu ích trong quá trình học tập và thi cử.

Đăng bởi: Cakhia TV

Chuyên mục: Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc Cakhia TV. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ:

/dich-benh-hiem-ngheo-la-gi/

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Dịch bệnh hiểm nghèo là gì? Các dịch bệnh hiểm nghèo nguy hiểm nhất thế giới . Đừng quên truy cập Cakhia TV Trang web xem trực tiếp bóng đá không quảng cáo hot nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *