Báo cáo quá trình thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Rate this post

Cakhia TV xin giới thiệu đến các bạn Mẫu Báo cáo quá trình thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây. Báo cáo quá trình thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là mẫu báo cáo tình hình kết quả thực hiện quá trình phổ cập giáo dục xóa mù chữ. Mẫu báo cáo nêu rõ thông tin đặc điểm tình hình, kết quả thực hiện. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu số 01

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm ……..

Căn cứ nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/03/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

Căn cứ công văn số 486/BGDĐT-KHTC ngày 10/09/2014 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai nhập liệu, duy trì hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục xóa mù chữ;

Căn cứ Kế hoạch số 1611/SGD&ĐT ngày 11/09/2014 của Sở giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về việc triển khai nhiệm vụ, công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ năm 2014;

Căn cứ công văn số 233/PGD&ĐT ngày 10/10/2014 của Phòng GD&ĐT huyện Đam Rông về việc Hướng dẫn nhiệm vụ, công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ;

Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS xã …………báo cáo quá trình thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm ………. như sau:

Phần thứ nhất

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ, KINH TẾ – XÃ HỘI,

TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC

I. Đặc điểm tình hình.

1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế – xã hội.

….…là một xã vùng sâu vùng xa, đã được hình thành và phát triển trong nhiều năm, chính thức từ năm ….., trước năm ……là xã …… có tổng diện tích tự nhiên …….ha giáp danh với …….xã và……. tỉnh đó là:

+ Phía Đông giáp xã ……………

+ Phía Nam giáp ……………

+ Phía Tây giáp xã ……………

+ Phía Bắc giáp ……………

– Đặc điểm về kinh tế – xã hội:

Nhờ có đường lối sáng suốt đúng đắn của Đảng các cấp, với sự đoàn kết nhất trí cao của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong toàn xã, kết hợp với sự chịu thương chịu khó cần cù lao động sản xuất của nhân dân trong xã là những yếu tố cơ bản thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương ngày càng phát triển, quốc phòng – an ninh được giữ vững và ổn định.

Ban văn hoá xã phối hợp với các ban, ngành liên quan của xã cũng như cấp trên tổ chức nhiều mặt hoạt động như tuyên truyền phổ biến các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như phản ảnh tình hình KTXH- ANQP của địa phương. Hình thức tuyên truyền bằng âm thanh loa máy, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền vào các ngày lễ hội như ngày 03/2 thành lập Đảng CSVN; ngày 26/3 ngày thành lập Đoàn TNCSHCM, ngày 30/4 ngày giải phóng Miền Nam; ngày 19/5 ngày sinh nhật Bác, tiếp đón các đoàn thanh tra kiểm tra. . . . và các ngày lễ lớn trong năm. Đặc biệt là công tác tuyên truyền nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá mới ở địa phương và các hoạt động bổ ích khác luôn được nhân dân hưởng ứng.

Về công tác truyền thanh cơ sở : Hệ thống truyền thanh không dây của xã do đã bị hư trong thời gian từ tháng 07/2009 đến nay và đồng thời cán bộ TT của xã được cử tham gia lớp khuyến nông trên Đà lạt nên việc hoạt động cung cấp thông tin, cũng như tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, cũng như các thông tin thời sự nóng hổi trong và ngoài nước, các trang tin địa phương cho bà con nhân dân rất nhiều khó khăn, bất cập chưa được duy trì hoạt động thường xuyên.

Toàn xã có…….trường học cho ……. cấp học với tổng số : …….học sinh.

1. Thuận lợi:

Công tác giáo dục những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực. Cơ sở trường lớp ngày càng được củng cố và phát triển. Đội ngũ giáo viên hầu hết đã đạt chuẩn, đáp ứng được nhu cầu về giáo dục trên địa bàn toàn xã.

Đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục Huyện, Phòng Giáo dục…….……. đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt giúp cho nhà trường duy trì được lớp học và hoàn thành công tác phổ cập Giáo dục THCS tại địa phương.

Đối với nhà trường cố gắng khắc phục khó khăn (bố trí lớp học, phân công cán bộ giáo viên thực hiện vận động các em ra lớp, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, SGK, vở, bút viết,… ). Đồng thời phân bổ giáo viên có tinh thần tự giác ý thức trách nhiệm, đúng chuyên môn ra đứng lớp và chủ nhiệm lớp, ngoài ra kết hợp với hội phụ huynh, các ban ngành đoàn thể quan tâm đến công tác tuyên truyền vận động giúp đỡ các gia đình còn gặp nhiều khó khăn động viên học sinh đến lớp đầy đủ, giảm bớt số trẻ bỏ học và trẻ đúng tuổi chưa được đến trường.

Quy mô trường lớp có chuyển biến theo từng thời gian:

Năm học …….…….…….…….…….……. vừa học ở trường chính vừa học nhờ tại trường TH…….

Trước năm 1996 là trường cấp 1,2 ……., học tại trường Tiểu học…….. Năm 2001 trường được thành lập là trường THPT ……..

Năm 2010 trường THCS Liêng Trang được thành lập trên cơ sở tách ra từ trường THPT Đạ Tông. Trường có ……. lớp/…….học sinh.

Năm …….- ……. Trường có …….lớp/……. học sinh

Năm …….- ……. Trường có …….lớp/……. học sinh

Năm …….- ……. Trường có …….lớp/…….học sinh

Năm …….- ……. Trường có …….lớp……. học sinh

2. Khó khăn:

……. là xã khó khăn về cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục, đa số dân tộc thiểu số trình độ văn hoá còn thấp, kinh tế chưa phát triển, nhiều gia đình còn mải làm ruộng, làm rẫy, nên chưa quan tâm quản lý con cái trong việc học tập, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đời sống dân trí ở địa phương. Dân cư phân bố rộng, gây khó khăn cho việc huy động học viên đến lớp và điều tra trình độ dân trí.

Tuy nhiên một số bộ phận không nhỏ trong nhân dân chưa có ý thức cao về xã hội hoá giáo dục, nên cũng ảnh hưởng tới việc phổ cập THCS trên địa bàn. Nhiều gia đình chưa nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, do đó còn ỉ lại cho cán bộ và nhà nước, chưa thực sự quan tâm giúp đỡ con em trong học tập, số học sinh vào học chưa đúng độ tuổi còn chiếm tỷ lệ khá cao. Đảng Uỷ lãnh đạo, chính quyền tổ chức và điều hành nhưng cơ quan chuyên trách lại là nhà trường do đó các biện pháp chỉ đạo còn chung chung.

Một số bộ phận người dân chưa ý thức được vị trí vai trò của công tác phổ cập do đó không quan tâm với nhiệm vụ quan trọng này và còn thiếu trách nhiệm trong việc đưa con em mình ra học BTVH. Một số gia đình khó khăn trong khi đó các em trong độ tuổi từ 15 đến 18 lại là lao động chính. Sự đầu mối công tác giữa cán bộ chuyên trách của nhà trường và thôn, xã chưa nhịp nhàng. Trách nhiệm vận động của một bộ phận nhỏ cán bộ phổ cập chưa cao.

Phần thứ hai

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU

PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

I. Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, HĐND, UBND

Các văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy (huyện ủy, đảng ủy cấp xã), ủy ban nhân dân tỉnh (huyện, cấp xã).

Thực hiện quan điểm của Đảng là: “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” với nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong đó mục tiêu nhiệm vụ “Nâng cao dân trí” là nền tảng của mọi sự phát triển với biện pháp hữu hiệu là biện pháp phổ cập phổ cập giáo dục.

READ  Hàng hóa là gì? Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì?

Xác định được vị trí vai trò của Phổ cập giáo dục trong việc nâng cao mặt bằng dân trí ở địa phương mà trước mắt là phổ cập THCS cho những người trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi tạo tiền đề cho phổ cập THCS. Đảng bộ đã ra Nghị Quyết, văn bản chỉ đạo về việc hoàn thành phổ cập THCS trên toàn địa bàn xã ……. .

Bám sát các Chỉ thị, Nghị Quyết của Đảng bộ; Chi bộ nhà trường đã từng bước chỉ đạo thực hiện công tác này ở địa phương thể hiện qua các Chỉ thị, Nghị Quyết và các biện pháp thực hiện cụ thể và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm mà đại phương cần phấn đấu.

Chính quyền địa phương đã có các công văn, văn bản, thông báo kịp thời chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ Phổ cập Giáo dục THCS trên địa bàn xã cụ thể Kế hoạch số: 01/KH-PCGD ngày 01 tháng 10 năm 2005; Kế hoạch phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2005-2007.

Nhà trường là cơ quan chuyên trách về giáo dục có trách nhiệm tham mưu, lập hồ sơ điều tra vận động đối tượng phổ cập cần ra lớp, tổ chức và giảng dạy. Các định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình, tập thể chi bộ đã có biện pháp thường xuyên bằng Nghị Quyết. Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy trình của công tác phổ cập mà nghành đã quy định, lực lượng nòng cốt để thực thi đó là đồng chí cán bộ giáo viên, công nhân viên; ngoài nhiệm vụ giảng dạy phổ thông mọi người còn rất tích cực với nhiệm vụ phổ cập, và đã có những bước tiến nhất định.

II. Tổ chức chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, ngành.

a. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo của xã Đạ Tông số: 23/2005/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2005 và Quyết định số: 36/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 08 năm 2008 V/v: Kiện toàn Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi xã ……..

b. Các thành viên trong Ban chỉ đạo phổ cập, các tổ chức chính trịnh – xã hội, đoàn thể, các sở, ban ngành có trách nhiệm xây dựng đề án và thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trên địa bàn. Công tác Phổ cập giáo dục THCS và giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn xã ……. theo tinh thần chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và cơ quan ngành chức năng, BCĐ phổ cập giáo dục huyện …….

c. Phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, mặt trận tổ quốc, các hội. Thành lập các tổ nhóm điều tra, phụ trách các địa bàn thôn buôn; thành lập ban vận động thôn, các tổ chuyên trách về kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ phổ cập trong từng giai đoạn từng thời kỳ năm học.

III. Ngành giáo dục và đào tạo đã tham mưu cho các cấp chính quyền về các mặt:

1. Phát triển mạng lưới giáo dục:

– Quá trình phát triển các trường Tiểu học, THCS, TT học tập cộng đồng:

+ Về quy mô phát triển mạng lưới trường lớp :

Trên địa bàn xã ……. gồm có …….trường:

a) Ngành học mầm non có …….trường, năm học ……. Tổng số học sinh 400 cháu, trong đó độ tuổi 5 tuổi …….cháu.

Tổng số CBCNV : …….đ/c (Trong đó BGH :02 đ/c).

b) Bậc PT gồm có 02 bậc: TH và THCS.

* Bậc TH gồm có 05 khối.

– Khối 1 gồm có …….lớp có …….học sinh.

– Khối 2 gồm có……. lớp có …….học sinh.

– Khối 3 gồm có ……. lớp có ……. học sinh.

– Khối 4 gồm có ……. lớp có…….học sinh.

– Khối 5 gồm có……. lớp có …….học sinh.

Bậc TH trong những năm qua đã có nhiều cố gắng thực hiện từng bước phổ cập giáo dục đúng độ tuổi trên địa bàn.

Số học sinh tốt nghiệp tiểu học năm qua …….chiếm tỉ lệ 100%

* Bậc THCS năm học……. có ……. học sinh chia thành ……. lớp trong đó học sinh dân tộc……….em chiếm ……%.

– Khối 6 có ……lớp có …… học sinh.

– Khối 7 có ……lớp có ……học sinh.

– Khối 8 có ……lớp có …… học sinh.

– Khối 9 có ……lớp có …… học sinh

Từ năm 2010 đến nay địa phương ổn định về dân cư, trường không phát triển thêm, các lớp bậc tiểu học giữ vững và có xu hướng giảm; các lớp THCS có chiều hướng tăng dần, cụ thể :

Năm học …… – …… có …… lớp, ……học sinh

Năm học …… – …… có…… lớp,……học sinh

Năm học …… – …… có……lớp, …… học sinh

Năm học …… – …… có ……24 lớp, …… học sinh

Năm học …… – …… có ……lớp, …… học sinh

Đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, thí nghiệm, thực hành.

+ Có …… phòng học ở điểm trường chính đủ cho học sinh học 2 ca sáng và chiều, không đủ cho các lớp bổ túc học hàng ngày và các hoạt động giáo dục khác ở trường.

+ Bàn ghế đủ trang bị cho các phòng học

+ Các phòng chức năng còn thiếu.

+ Tài liệu đủ để phục vụ giảng dạy

Trong những năm qua Ban giám hiệu đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương về việc tạo nguồn kinh phí để đầu tư cho dạy học nhưng vì kinh tế địa phương khó khăn nên vẫn chưa cải thiện được nhiều về cơ sở vật chất.

2. Đội ngũ giáo viên*.

Trường Mầm Non ……

– Tổng số lớp học: ……lớp.

– Tổng số CBCNV: …… đ/c (Trong đó BGH :02 đ/c).

– Nhân viên phục vụ: …… đ/c.

– Giáo viên đứng lớp: …… đ/c.

– Tổng số cháu huy động đầu năm học ……: …… cháu.

*. Trường Tiểu ……

– Tổng số lớp học: 20 lớp.

– Tổng số CBCNV: 34 đ/c (Trong đó BGH : 02 đ/c).

– Nhân viên phục vụ : 05 đ/c.

– Giáo viên đứng lớp: 27 đ/c.

– Tổng số học sinh huy động vào lớp 1 đầu năm học 2014-2015: 84/86 học sinh.

– Tổng số học sinh huy động đầu năm học 2014-2015: 526 học sinh.

*. Trường Tiểu Học ……

– Tổng số lớp học: ……lớp.

– Tổng số CBCNV:…… đ/c (Trong đó BGH : 02 đ/c).

– Nhân viên phục vụ: …… đ/c.

– Giáo viên đứng lớp: …… đ/c.

– Tổng số học sinh huy động vào lớp 1 đầu năm học …… …… học sinh.

– Tổng số học sinh huy động đầu năm học……: …… học sinh.

*. Trường TH ……

– Tổng số lớp học: ……ớp.

– Tổng số CBCNV: …… đ/c (Trong đó BGH : 02 đ/c).

+ Nhân viên phục vụ : …… đ/c.

+ Giáo viên đứng lớp: …… đ/c.

– Tổng số học sinh huy động đầu năm học …… : …… học sinh.

– Tổng số học sinh huy động vào lớp 1 đầu năm học…… …… học sinh.

*. Trường THCS ……

– Tổng số lớp học: …… lớp.

– Tổng số CBCNV : …… đ/c (Trong đó BGH : 03 đ/c).

+ Nhân viên phục vụ : …… đ/c.

+ Giáo viên đứng lớp : …… đ/c.

– Tổng số học sinh huy động đầu năm học ……: …… học sinh.

3. Tổ chức lớp, huy động học sinh học phổ cập.

– Quá trình vận động học sinh trong độ tuổi phổ cập ra lớp:

Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và hội đồng Giáo dục xã Đạ Tông đã phân công cụ thể và ra quyết định thành lập ban điều tra trình độ dân trí trong toàn xã, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể xã làm công tác vận động phổ cập giáo dục

Đội ngũ giáo viên THCS được nhà trường phân công cụ thể theo từng thôn trên địa bàn xã …… tiến hành điều tra lại, vận động học viên trong độ tuổi ra học các lớp linh hoạt để duy trì kết quả công nhận năm …… hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục THCS năm ……

Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập đúng độ tuổi đối với nhà trường tiếp tục thành lập ban vận động của địa phương và phân công giáo viên thực hiện vận động Các em ra lớp, tạo điều kiện về cỏ sở vật chất, SGK,bút viết, vở, … Đồng thời phân bổ các giáo viên có tinh thần tự giác ý thức trách nhiệm, đúng chuyên môn ra đứng lớp và chủ nhiệm lớp, nâng cao chất lượng dạy và học, kết hợp với hội phụ huynh, các ban ngành đoàn thể giúp đỡ các gia đình còn gặp nhiều khó khăn động viên các em học sinh đến lớp đầy đủ giảm bớt số trẻ bỏ học và trẻ đúng độ tuổi chưa được đến trường.

READ  Hướng dẫn bật, tắt chế độ tự động lưu ảnh trên zalo bằng iphone và android – Tin Công Nghệ

Công tác phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn xã là một nhiệm vụ quan trọng tiến hành thường xuyên và lâu dài trong suốt 06 năm kể từ trước khi thành lập huyện đến nay.

Nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục với sự nỗ lực cố gắng và quan tâm của địa phương đặc biệt là CB-GV-CNV của trường THCS ……. Kế hoạch phổ cập giáo dục THCS được triển khai và thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu đề ra.

Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS của xã …… đã tổ chức điều tra, tổng hợp trình độ văn hoá theo độ tuổi tại các thời điểm: từ tháng 9/2014 đến tháng 10/2014 Kế hoạch phổ cập giáo dục được xây dựng chi tiết và điều chỉnh theo từng năm học.

* Bậc tiểu học đã thực hiện tốt tuyển sinh vào lớp 1, cụ thể như sau:

– Năm học …… – …… có: …… trẻ đúng độ tuổi được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 96,3%

– Năm học …… – …… có: …… trẻ đúng độ tuổi được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 251%

– Năm học…… – …… có:…… trẻ đúng độ tuổi được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 100%

– Năm học …… – …… có: …… trẻ đúng độ tuổi được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 98,5%

* Bậc THCS tuyển sinh vào lớp 6 cụ thể như sau:

– Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học …… – ……: …… em đạt 100 %

– Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học …… – ………… em đạt 100 %

– Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học …… – ……: ……em đạt tỷ lệ 100%

– Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học …… – …… …… em đạt tỷ lệ 100%

* Duy trì sĩ số ở các năm.

Năm học……:

– Bậc tiểu học đạt: …… %

– Bậc THCS đạt : ……%.

Năm học ……

– Bậc tiểu học đạt: …… %

– Bậc THCS đạt : …….

Năm học 2012-2013:

– Bậc tiểu học đạt: ……- Bậc THCS đạt : ……

Bậc Tiểu học và THCS có kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy, áp dụng phương pháp dạy học mới cho từng khối lớp. Dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém, dạy kèm trên lớp những học sinh chưa theo kịp với chương trình, do đó tỷ lệ học sinh dân tộc, chất lượng đại trà, tốt nghiệp TH và THCS hàng năm cụ thể như sau:

– Bậc THCS năm học ………… có ……em đậu tốt nghiệp 100 %

– Bậc THCS năm học…… có …… em đậu tốt nghiệp ……%

– Bậc THCS năm học …… có …… em đậu tốt nghiệp …… %

Tình hình mở lớp phổ cập THCS năm …… của trường THCS Liêng Trang theo Kế hoạch chỉ tiêu đối với lớp 6 là 68 học viên, phân làm ……lớp học mỗi lớp học có…… học viên.

– Hàng năm Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện, ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã, các cấp chính quyền địa phương có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể trong từng giai đoạn, từng năm học.

Nhà trường và địa phương từng bước thực hiện điều tra trình độ dân trí, thống kê chất lượng phổ cập giáo dục trong từng năm, cụ thể như sau :

Năm học 2010 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 7…… %.

Năm học 2011 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt …… %.

Năm học 2012 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt …… %.

Năm học 2013 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt ……%.

Năm học 2014 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt ……%.

– Các biện pháp nâng cao chất lượng PC GD :

Xây dựng các văn bản, kế hoạch tổ chức thực hiện, làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các đoàn thể trong thôn mình phụ trách.

Phối hợp tốt với hội phụ huynh, ban nhân dân thôn vận động học sinh bỏ học quay trở lại lớp cũng như ra học lớp PC THCS.

Nhà trường tổ chức kiểm tra, thi cử cho học sinh. Đề xuất với ngành, cấp trên hỗ trợ sách, vở, bút…cho học sinh khó khăn.

Lập hồ sơ phổ cập và hồ sơ đề nghị được công nhận duy trì kết quả phổ cập hàng năm, lưu trữ và theo dõi kết quả trong từng giai đoạn, hàng năm.

IV. Kinh phí thực hiện phổ cập

1. Kinh phí hỗ trợ từ chương trình mục tiêu

* Kế hoạch kinh phí từ năm 2010 đến nay:

– Kế hoạch phân bổ kinh phí của địa phương cho công tác phổ cập

– Kinh phí chi cho người làm phổ cập: điều tra, thống kê, vận động, tổ chức lớp, giảng dạy: không có.

– Kinh phí in ấn hồ sơ, phiếu điều tra, tài liệu: Nhà trường đang tạm ứng để chi trả.

– Kinh phí khen thưởng, hỗ trợ cho đối tượng làm công tác phổ cập: Nhà trường đang tạm ứng để chi trả

– Kinh phí mở lớp PCGD chưa có .

2. Kinh phí hỗ trợ từ xã hội hóa giáo dục

Không có.

V. Công tác xã hội hóa giáo dục.

1. Công tác vận động phổ cập của các cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị xã hội.

Địa phương thường xuyên quan tâm, họp triển khai công tác phổ cập giáo dục đến các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội ở địa phương về công tác phổ cập giáo dục. Tuy nhiên sự phối hợp và kết quả đạt được thấp so với yêu cầu chung.

2. Tham gia của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia phổ cập giáo dục địa phương chủ yếu là đoàn viên giáo viên. Đối với đoàn viên thanh niên thôn xã chưa có sự tham gia nhiệt tình, nguyên nhân : Do trình độ còn thấp kém, chưa nắm được chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác phổ cập giáo dục.

3. Tham gia của các hội đối với công tác phổ cập

Các tổ chức hội như Hội phụ nữ, hội nông dân cũng đã nắm bắt tinh thần, đã xây dựng kế hoạch cùng tham gia công tác phổ cập giáo dục với các ban ngành chức năng, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao, chưa xứng đáng với nhiệm vụ yêu cầu chung.

4. Đóng góp của các doanh nghiệp

Chưa có sự đóng góp về vật chất, lẫn tinh thần của các chủ hộ doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã.

5. Đóng góp của các nhà hảo tâm

Trong các năm, học sinh con em trên địa bàn cũng đã nhận được sự đóng góp, hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị xã hội, hỗ trợ các phần quà, các phần thưởng học bổng.

VI. Kết quả đạt được

………………………

Mẫu số 2

UBND…………

BCĐ PHỔ CẬP GD THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o——–

Số: ……/BC

…….., ngày…..tháng…..năm….

BÁO CÁO
Tình hình thực hiện và kết quả Phổ cập giáo dục THCS

A – ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Đặc điểm tình hình

……………… là một xã ven biển, nằm ở phía Đông Nam huyện ………………, cách trung tâm Thị trấn ………………khoảng trên 10 km, cách Thành phố……….khoảng 30 km. Tổng diện tích tự nhiên là……… ha. Phía Tây giáp ………., phía Đông giáp………, phía Bắc giáp xã……….., phía Nam giáp ……….. Dân số:……..người v……hộ dân, trong đó:…… hộ làm nông nghiệp…..hộ làm dịch vụ thương mại,….. hộ phi nông nghiệp.

Hiện nay, xã ……………… gồm 7 thôn: …………… Nhân dân cư trú trên địa bàn xã được đến từ 5 tỉnh, 7 huyện, 32 xã.

Trước đây nghề chính của nhân dân là nghề đánh bắt hải sản, đời sống kinh tế hết sức khó khăn, bấp bênh. Từ sau năm 1979 nhân dân tích cực quai đê lấn biển, toàn bộ diện tích bãi biển trong đê quai được trồng cói. Nhân dân đã cải tạo được đất phèn chua, mặn và chuyển đổi sang trồng lúa nước từ năm 1988. Cho đến năm 2001, theo chủ trương phát triển kinh tế, Đảng và nhân dân trong xã chuyển phần lớn diện tích trồng lúa nước có năng suất thấp sang làm đầm nuôi trồng thuỷ, hải sản.

READ  Mẫu đơn xin đi nước ngoài của Đảng viên

Nhân dân xã ……………… có truyền thống hiếu học, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào hệ A THPT ngày một tăng, hàng năm số lượng và chất lượng học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng được nâng lên. Nhiều năm liền xã được UBND huyện ……………… công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

II. Thuận lợi và khó khăn

Trong quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS đã có những thuận lợi và khó khăn như sau:

1. Thuận lợi:

– Đảng uỷ, HĐND, UBND các ban ngành đoàn thể ở địa phương rất quan tâm đến giáo dục, phụ huynh học sinh đã quan tâm và đầu tư cho con em học tập tốt.

– Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, ngày càng được trẻ hóa, trình độ đào tạo ngày càng nâng cao. Học sinh đa số ngoan, không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội. Trường lớp đã được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn, đảm bảo điều kiện học tập tương đối thuận lợi.

– Xã nhiều năm liền đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2. Khó khăn:

Kinh tế của nhiều gia đình còn khó khăn, nhiều phụ huynh học sinh thường xuyên đi làm xa nhà nên ít quan tâm đến việc học tập của học sinh.

Còn một bộ phận học sinh chưa coi trọng việc học, còn hiện tượng học sinh bỏ học trong hè theo gia đình đi làm nghề biển hoặc tham gia lao động kiếm sống.

Kinh phí chi cho công tác phổ cập còn hạn chế.

B- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS

I. Sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã, nghị quyết, các kế hoạch công tác năm hàng năm của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã … đều đề cập đến mục tiêu giữ vững hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. UBND xã có ban hành các quyết định, kế hoạch về thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS.

II. Tổ chức chỉ đạo của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS

– Đã hoạt động theo quyết định số /QĐ- UBND ngày 06/9/2015 của UBND xã ……………….

– Đã phân công cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho đồng chí trưởng ban, các phó ban và các uỷ viên (theo nghị quyết của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã ………………)

+ Thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo theo yêu cầu nhiệm vụ.

+ Tiến hành điều tra theo phiếu điều tra đến từng hộ gia đình.

+ Nhập dữ liệu điều tra vào phần mềm PCGD theo quy định.

+ Thống kê các biểu mẫu theo quy định.

– Các Thành viên Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS đã nêu cao tinh thần ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ theo kế hoạch Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS xã và kế hoạch của cấp trên.

III. Công tác tham mưu của nhà trường đối với Đảng, chính quyền địa phương

– Xây dựng các phòng học, phòng làm việc, phòng bộ môn, một số phòng chức năng, sân bãi.

– Phân công các giáo viên tham gia điều tra phổ cập tại các thôn xóm một cách hợp lí và thuận lợi nhất.

– Thông qua các hội nghị Đảng bộ, UBND xã, CMHS, hội cựu giáo chức xã huy động học sinh đi học đúng độ tuổi, vận động học sinh bỏ học tiếp tục theo học, hoàn thành chương trình THCS hoặc BTTHCS.

– Phối hợp giáo dục tư tưởng chính trị, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho đội ngũ giáo viên, kết hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

IV. Kinh phí

– Kinh phí chi cho công tác điều tra, nhập dữ liệu vào phần mềm, hoàn thiện hồ sơ Phổ cập giáo dục đều trích từ nguồn ngân sách, quỹ học phí của nhà trường.

– Các đồng chí được phân công làm công tác phổ cập được chi trả theo chế độ hiện hành.

V. Kết quả đạt được

1. Tiêu chuẩn 1:

+ Đơn vị đã đạt và duy trì chuẩn Quốc gia về phổ cập Tiểu học và chống mù chữ.

Kết luận: Đạt

+ Huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1

– Tổng số trẻ 6 tuổi:……..

– Số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là:…… Đạt tỷ lệ: 100%.

Kết luận: Đạt

+ Tổng số trẻ từ 11đến 14 tuổi là:…..

– Tổng số trẻ từ 11-14 tuổi đã tốt nghiệp tiểu học là:…… Đạt tỷ lệ: 99,7 %.

– Số trẻ còn lại đang học ở tiểu học là: 1.

Kết luận: Đạt

+ Huy động vào lớp 6:

– Số học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học năm 2015 là:……

– Số học sinh vào lớp 6 là:…… Đạt tỷ lệ: 100%.

Kết luận: Đạt

+ Cơ sở vật chất:

Đủ điều kiện để thực hiện dạy đủ các môn học của chương trình THCS hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Kết luận: Đạt

Kết luận về tiêu chuẩn 1: xã ……………… đã đạt tiêu chuẩn 1 tại thời điểm đoàn kiểm tra: Đạt

2. Tiêu chuẩn 2:

+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS :

– Tổng số học sinh lớp 9 năm học……..là:……

– Số học sinh tốt nghiệp THCS năm…..là:…… Đạt tỷ lệ:……

Kết luận: Đạt

+ Độ tuổi từ 15 đến 18:

– Tổng số người trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi (sinh từ năm 2000 trở về năm 1997) của địa phương là:…….

– Số người từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS hai hệ là:…. Đạt tỷ lệ:…….

Kết luận: Đạt

Kết luận về tiêu chuẩn 2: xã ……………… đã đạt tiêu chuẩn 2 tại thời điểm đoàn kiểm tra: Đạt

VI. Những bài học kinh nghiệm

– Huy động, duy trì sĩ số thông qua tuyên truyền sâu rộng trong toàn dân.

– Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

– Làm tốt công tác Xã hội hoá giáo dục, xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo khuôn viên xanh, sạch, đẹp.

– Phân công Cán bộ giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình tham gia làm công tác điều tra Phổ cập giáo dục, thống kê biểu mẫu chính xác.

C. PHƯƠNG HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS NĂM……

1. Tiếp tục làm tốt công tác điều tra, nắm chắc các đối tượng, huy động học sinh theo học với nhiều hình thức.

2. Tham mưu để các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương quan tâm chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở.

3. Phấn đấu duy trì, giữ vững các tiêu chuẩn đạt từ 90% trở lên. Tiếp tục nâng cao tỷ lệ các tiêu chuẩn bằng cách động viên học sinh học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giảng dạy, động viên học sinh tích cực học tập nâng cao chất lượng học. Tạo điều thuận lợi, chăm lo cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nghèo, cận nghèo.

4. Hàng năm tổ chức điều tra chính xác, bổ sung phiếu điều tra. Cùng với các trường Tiểu học, MN trong xã điều tra, nắm được thực trạng tình hình phổ cập giáo dục của địa phương, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo, thực hiện phổ cập giáo dục các năm tiếp theo.

T/M UBND XÃ ………………

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS

Đăng bởi: Cakhia TV

Chuyên mục: Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc Cakhia TV. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Tác giả: – Trường Lê Hồng Phong

Nguồn: /bao-cao-qua-trinh-thuc-hien-pho-cap-giao-duc-trung-hoc-co-so/

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Báo cáo quá trình thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở . Đừng quên truy cập Cakhia TV Trang web xem trực tiếp bóng đá không quảng cáo hot nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *